Uống nước nhiễm Asen không khác gì đang hút thuốc lá

Uống nước nhiễm Asen không khác gì đang hút thuốc lá

Chào mừng bạn đến với website của chúng tôi

Ngày đăng: 25/05/2024 12:32 PM

    Uống nước nhiễm Asen không khác gì đang hút thuốc lá

     

    Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hiện 21% dân số Việt Nam đang sử dụng nguồn nước nhiễm asen vượt quá mức cho phép do cấu trúc địa chất khiến nhiều vùng trong cả nước có nguồn nước ngầm nhiễm asen. Kangaroo đã chia sẻ về biện pháp xử lý loại độc tố này. Nước uống bị nhiễm asen với nồng độ cao có thể gây nguy hiểm như hút thuốc trong thời gian dài.

    Nghiên cứu trên được thực hiện bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ trong đó cho thấy nước uống bị nhiễm asen với nồng độ cao có thể gây nhiều nguy hiểm cho phổi. Việc này giống như tác động của khói thuốc lá với một người hút thuốc hàng chục năm.

    Trong nghiên cứu mới này, một nhóm nhà khoa học y tế công cộng của Mỹ và Bangladesh lấy 20.000 mẫu nước uống từ các tình nguyện viên với nồng độ asen khác nhau tại đất nước Bangladesh. Nhóm nghiên cứu lấy mẫu nước tiểu từ các tình nguyện viên để xác định nồng độ asen trong máu của mỗi người. Sau đó, các nhà khoa học đo chức năng phổi của các tình nguyện viên bằng cách yêu cầu họ thổi vào một phế dung kế.

    Kết quả, người uống nước với nồng độ asen cao bị giảm chức năng của phổi, triệu chứng này giống với người từng hút thuốc với liều lượng cao trong thời gian dài. Các bác sĩ cho biết người uống nước có asen với nồng độ cao thường gặp nhiều vấn đề với sức khỏe như tổn thương thần kinh, tổn thương hệ thống tiêu hóa, thận, gan và hệ miễn dịch. Nguy hiểm hơn, asen nồng độ cao còn gây ra bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư phổi.

    Ngoài Bangladesh, các quốc gia khác như Argentina, Chile, Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico cũng có nguồn nước không đảm bảo an toàn để sử dụng, Pop-Sci cho hay.

    Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ cho biết có nhiều biện pháp hiệu quả để loại bỏ asen trong nước uống nhưng lại không thể áp dụng tại Bangladesh. Trong báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, nhà dịch tễ học người Mỹ Allan Smith gọi tình hình ở Bangladesh là “vụ ngộ độc tập thể lớn nhất lịch sử”