Giới thiệu chung về nước cứng
Như chúng ta đã biết trong nước luôn chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, magie, photpho, sắt… Trong đó canxi có một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển hệ thống bộ xương, khớp của cơ thể. Khi hàm lượng cao trong nước vượt tiêu chuẩn cho phép của nguyên tố canxi và magie tạo nên tính cứng của nước.
Có 3 loại nước cứng:
- Nước cứng tạm thời chứa các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
- Nước cứng vĩnh cửu chứa các loại muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4.
- Nước cứng toàn phần: nước có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
Tác hại của nước cứng
1. Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
- Nước cứng khi đun sôi để lại cặn trong các ấm nước đun sôi do cặn CaCO3 kết tủa gây hư hại thiết bị đun nấu. Khó làm chín thức ăn.
- Qúa trình nấu nướng, đun nước sẽ làm tiêu hao điện năng, làm giảm khả năng dẫn nhiệt và truyền nhiệt do lớp CaCO3 hình thành tạo thành 1 lớp cách nhiệt dưới đáy nồi.
- Không nên sử dụng nước có tính cứng để uống thuốc do nó có thể gây kết tủa với các thành phần trong thuốc.
2. Ảnh hưởng đến hoạt động công nghiệp
- Dệt may: Nước cứng ngăn cản khả năng tạo bọt của xà phòng. Ngoài ra làm giảm chất lượng vải nhuộm, làm sai màu nhuộm do nước cứng phản ứng hóa học với thuốc nhuộm vải hoặc tạo các vết đốm trên vải.
- Ngành mía đường: Khó khăn trong quá trình kết tính đường. Nếu đường được sản xuất sẽ rất dễ chảy.
- Công nghiệp giấy: Phản ứng hóa học giữa các hóa chất và nguyên liệu được sử dụng làm cho giấy nhẵn và bóng với các muối canxi và magie.
- Làm bê tông: Các phản ứng hóa học của nước cứng vĩnh cửu chứa ion clorua và sunfat có thể làm ảnh hưởng đến độ cứng của bê tông.
3. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận, tắc động mạch do muối cacbonat kết tủa không thấm qua được thành ruột, động mạch và tích tụ trong những bộ phận của con người.
Nước cứng có tác hại vô cùng nguy hiểm, vì vậy cần có biện cũng như các thiết bị làm mềm nước nước. Nếu không làm mềm nước kịp thời sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Thiết bị làm mềm nước cứng
1. Nguyên lý làm việc
Dựa trên nguyên lý trao đổi ion: sử dụng muối Na đẩy các ion Ca và Mg, tạo thành muối tan tốt ( hoặc có khả năng tan được) trong nước và không hình thành lớp cặn trên bề mặt bị nung nóng.
2. Căn cứ độ cứng của nước có các cách thức xử lí nước cứng thông dụng
- Phương pháp nhiệt: Đun sôi nước, chưng cất để cho các ion Ca2+, Mg2+… trong nước kết tủa lại, sau đó có thể sử dụng để uống hằng ngày.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là vẫn còn lượng CaCO3 hòa tan vẫn còn tồn tại trong nước, chỉ khử được hết khí CO2 và giảm độ cứng cacbonat của nước.
- Phương pháp hóa học: Sử dụng các hóa chất như NaOH, Na2CO3, Ba(OH)2, Na3PO4… Phương pháp này khá khó khăn cần liều lượng hóa chất phù hợp, chính xác, ngoài ra việc chi kinh phí cũng khá cao nên phương pháp này ít được ứng dụng.
- Phương pháp trao đổi ion: Sử dụng các tấm lọc bằng polymer chứa các ion trao đổi, khi nước đi qua màng lọc này, các ion Ca2+, Mg2+ sẽ bị trao đổi với ion trên vật liệu và bị giữ lại trên vật liệu đó .
- Lọc RO: công nghệ này được sử dụng nhiều trong hệ thống các máy lọc nước giúp loại bỏ các ion trong nước, và đồng thời loại bỏ các vi khuẩn có hại ra khỏi nước.
Quý khách hàng cần tư vấn & lắp đặt hệ thống xử lý nước cứng xin liên hệ:
Xử Lý Nước Tân Phú
Website:xulynuoctanphu.com - xulynuoctanphu.vn