Tại sao nên xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện?
Lượng bệnh nhân và số giường bệnh ngày một gia tăng do tốc độ tăng dân số hay do một số bệnh viện, cơ sở y tế nâng công suất phục vụ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh dẫn đến lượng nước thải, rác thải tại một số bệnh viện tăng. Vì vậy, Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện cần được lắp đặt, sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp với quy mô phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Ưu điểm nổi bật:
Hệ thống xử lý nước thải giúp giảm nhanh chóng nồng độ ô nhiễm có trong nước thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Là công nghệ tiến tiến, mới nhất ...hệ thống sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với những hệ thống xử lý thông thường:
- Chi phí vận hành thấp.
- Vận hành dễ dàng với hệ thống điều khiển.
- Tiêu thụ ít hóa chất
- Dễ lắp đặt, dễ bảo trì
- Hiệu suất xử lý cao: xử lý nước thải đạt QCVN 28:2010/BTNMT, mức B.
- Tính linh hoạt cao: Công nghệ xử lý chịu được tải trọng ô nhiễm cao, do đó án toàn khi có sự biến động về lưu lượng và nồng độ ô nhiễm.
Tìm hiểu tính chất nguồn nước thải từ bệnh viện
Tác hại của nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện là nước thải phát sinh từ các bệnh viện và nước thải có chứa các độc tố gây hại như dư lượng dược phẩm, các vi khuẩn virus gây bệnh, các chất hoá học gây hại.
Nước thải bệnh viện khi chưa được xử lý chứa nhiều nguồn gây bệnh, chất hoá học và vật lý gây hại cho sức khoẻ con người và môi trường. Do đó, việc xử lý nước thải bênh viện trước khi thải ra môi trường là việc làm cần thiết và cần phải được ưu tiên trong quá trình xây dựng và phát triển bệnh viện.
Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện bao gồm 02 nguồn : nước thải y tế và nước thải sinh hoạt.
- Nước thải y tế: máu, dịch cơ thể, giải phẫu, sản nhi, nước thải từ các phòng xét nghiệm, nước thải từ rửa vết thương cho bệnh nhân, pha chế thuốc,…
- Nước thải sinh hoạt: giặt quần áo bệnh nhân,cán bộ và công nhân của bệnh viện, khăn lau, chăn màn cho các giường bệnh, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng bệnh, rửa bát đũa, thực phẩm…
Đặc điểm của các loại nước thải này là chứa nhiều tạp chất, các loại hóa chất( như formaldehyde, các chất hóa học hỗn hợp,…), chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, các chất tẩy rửa( như muối của các axit béo bậc cao) và đặc biệt là các vi khuẩn, virut, ký sinh trùng ( như vi khuẩn salmonalla, shigella, virus đường tiêu hóa,..) , các mầm bệnh sinh học khác nhau trong máu, mủ,… và thậm chí cả chất phóng xạ độc hại
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
1. Bể thu gom:
Bể thu gom có nhiệm vụ tập trung nước thải bệnh viện. Trước khi nước đến bể thu gom được đi qua lưới để loại bỏ rác thô và các chất có kích thước lớn trong nước thải. Sau đó nước từ Bể thu được bơm sang Bể điều hòa.
2. Bể điều hòa:
- Do tính chất của nước thải sinh hoạt khác so với nước thải y tế và thay đổi phụ thuộc nhiều vào lượng người sử dụng nước, vì vậy cần thiết xây dựng bể điều hòa.
- Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ trước khi đưa nước thải đến các công trình đơn vị phía sau, tránh sự biến động về hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học, tránh hệ thống xử lý nước bị quá tải để tạo điều kiện cho các công trình phía sau ổn định và đạt được hiệu quả xử lý cao.
- Để tránh lắng cặn, giảm mùi hôi, ổn định nồng độ sẽ lắp đặt hệ thống thổi khí trong bể điều hòa.
- Từ bể điều hòa nước thải được bơm với lưu lượng ổn định vào Bể sinh học kỵ khí.
3. Bể sinh học kỵ khí:
Nước thải sau khi được điều hòa, ổn định lưu lượng sẽ được bơm dẫn sang bể kỵ khí. Tại đây, nhờ sự phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí, các chủng vi sinh vật yếm khí sinh trưởng, phát triển, chuyển hóa các chất ô nhiễm trong nước thải thành các chất dinh dưỡng cho tế bào, làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải.
Sau quá trình xử lý kỵ khí, nước thải được dẫn sang công trình xử lý phía sau.
4. Bể sinh học thiếu khí:
- Nước thải sinh hoạt chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng Nito và photpho, đây là hai chất dinh dưỡng gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa đối với nguồn tiếp nhận và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước, do đó cần phải được loại bỏ trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
- Tại bể sinh học thiếu khí Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.
5. Bể sinh học hiếu khí:
Chức năng chính của bể sinh học hiếu khí là chuyển hóa amoni có trong nước thải thành Nitrit và Nitrat. Lượng nitrat sinh ra trong quá trình hiếu khí một phần sẽ được tuần hoàn lại bể thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitrat, một phần sẽ được giữ lại trong bùn hoạt tính và được lắng lại ở bể lắng sinh học. Quá trình nitrat hóa và khử nitrat sẽ làm giảm nồng độ amoni và nitrat trong nước thải, do đó nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối. Quá trình nitrat hoá được thể hiện theo phương trình bên dưới:
Quá trình khử các chất hữu cơ như BOD và COD được thực hiện cùng với quá trình loại bỏ các chất dinh dưỡng N,P.
6. Bể lắng sinh học
- Bể lắng sinh học là bể tách bùn sinh học ra khỏi nước sạch sau xử lý.
- Hỗn hợp bùn và nước thải rời khỏi bể sinh học hiếu khí chảy tràn vào bể lắng sinh học nhằm tiến hành quá trình tách nước và bùn. Những bông bùn sẽ lắng xuống dưới đáy của bể lắng và được bơm bùn bơm tuần hoàn về bể Aerotank để duy trì nồng độ bùn hoạt tính khi cần thiết. Nếu lượng bùn trong bể dư thì sẽ bơm xả bỏ bùn vào bể chứa bùn.
- Phần nước trong tập trung ở bề mặt bể lắng , được thu gom bằng hệ thống ống thu nước bề mặt, nước tự chảy vào bể khử trùng.
- Phần bùn dư được bơm thải bỏ vào bể chứa bùn, phần nước tách bùn được dẫn tuần hoàn lại bể điều hòa và tiếp tục quá trình xử lý nước thải. Lượng bùn dư sau khi tách một phần nước sẽ được đơn vị thu gom bùn đến để thu mua và xử lý.
7. Bể Chứa bùn: Là bể tiếp nhận bùn dư
8. Bể Khử trùng
Phần nước trong sau lắng được thu và dẫn sang bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng (Chlorine hoặc ozon) được sử dụng để khử khuẩn, tiêu diệt coliform trong nước thải trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 28:2010/BTNMT, Cột B.